Công nghệ chuyển đổi văn bản thành giọng nói (Text to speech) và Ứng dụng cho cuộc sống hiện đại
Với sự phát triển của công nghệ mà cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI), các dòng văn bản thuần túy dần trở nên chán ngắt và không còn phù hợp với sự tiến bộ của các ứng dụng. Từ đó, Text to speech ra đời như là một sự thành công của công nghệ 4.0. Hãy cùng Voip24h tìm hiểu các thông tin về công nghệ này.
1. Công nghệ Text To Speech là gì?
(Text to speech) còn được biết đến với tên gọi công nghệ “chuyển đổi văn bản thành giọng nói” là thời đại của những lời nói được tổng hợp từ văn bản. Công nghệ này được sử dụng để liên lạc hoặc giao tiếp với người dùng khi họ không thể đọc nội dung trên màn hình hoặc việc đọc văn bản quá nhiều khá bất tiện.
Điều này không chỉ mở ra cách thức sử dụng mới cho các ứng dụng và thông tin trên di động mà còn có khả năng biến thế giới thành một nơi dễ tiếp cận hơn cho những người không thể/ lười đọc văn bản trên màn hình.
Công nghệ đằng sau việc chuyển đổi văn bản thành giọng nói đã phát triển trong vài thập kỷ qua. Sử dụng phương pháp nghiên cứu sâu, việc chuyển đổi văn bản giờ đây có thể tạo ra lời nói nghe rất tự nhiên bao gồm các thay đổi về cao độ, tỷ lệ, phát âm và các biến thể giọng nói. Ngày nay, lời nói do máy tính tạo ra được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau và đang dần trở thành một yếu tố phổ biến trong việc xây dựng giao diện người dùng. Đọc tin tức, chơi game, hệ thống thông báo công cộng, học trực tuyến, giao thức điện thoại, ứng dụng & thiết bị IoT và trợ lý cá nhân ảo chỉ là một vài điểm khởi đầu của loại hình công nghệ chuyển đổi văn bản thành giọng nói này.
Tổng hợp giọng nói làm cho các ứng dụng trở nên dễ tiếp cận hơn, cho phép con người tiêu thụ và hiểu các thông tin mà không cần phải tập trung vào màn hình.
2.Những ưu điểm và lợi ích của công nghệ Text To Speech trong cuộc sống.
Nâng cao khả năng tiếp cận: Công nghệ chuyển đổi văn bản thành giọng nói cung cấp quyền truy cập cho những người không thể đọc do khiếm khuyết hoặc mù chữ bằng cách cung cấp một cách thức khác để họ có thể tiếp cận được thông tin.
Học tập nâng cao: Bằng cách cho phép cả hình ảnh và âm thanh cùng xuất hiện, công nghệ chuyển đổi văn bản thành giọng nói có thể giúp cải thiện khả năng hiểu, ghi nhớ, kỹ năng từ vựng, tạo ra động lực và sự tự tin. Công nghệ này đang được áp dụng cho các tài liệu trực tuyến để tạo điều kiện cho việc học trực tuyến trở nên dễ dàng hơn.
Đi động và Tự do: Chuyển đổi văn bản thành giọng nói có thể biến bất kỳ nội dung kỹ thuật số nào thành các trải nghiệm đa phương tiện, vì vậy người dùng có thể nghe tin tức, bài viết trên blog hoặc thậm chí là một tài liệu PDF dài khi đang di chuyển hoặc trong khi đang làm các việc khác mà không cần quá chú tâm vào màn hình.
Nhanh chóng và Phải chăng: Công nghệ điện toán đám mây đã giúp người đầu bắt đầu nhanh chóng và dễ dàng làm quen với việc chuyển văn bản thành giọng nói, và tính kinh tế của điện toán đám mây cũng có nghĩa rằng công nghệ chuyển đổi văn bản này cũng sẽ được sử dụng với giá cả phải chăng.
3.Những ứng dụng đang sử dụng công nghệ Text To Speech.
Các ứng dụng sử dụng giọng nói để giao tiếp đang trở nên phổ biến hơn mỗi ngày. Với các giải pháp chuyển đổi văn bản thành giọng nói, các trang web, ứng dụng di động, sách điện tử, công cụ học tập và tài liệu trực tuyến có thể có tiếng nói riêng của chúng theo đúng nghĩa.
Xuất bản âm thanh:
Các nhà xuất bản và chủ sở hữu nội dung có thể chuyển đổi nhanh chóng và không tốn kém sách, bài viết và bất kỳ tài liệu bằng văn bản nào thành âm thanh với công nghệ chuyển đổi văn bản thành giọng nói.
Học tập và đào tạo trực tuyến:
Chuyển đổi văn bản thành giọng nói cung cấp một cách thức dễ dàng để chuyển đổi nội dung học tập sang định dạng vừa hiệu quả hơn và ít tốn kém hơn và có thể triển khai rộng rãi trên nhiều ngôn ngữ.
Dịch vụ khách hàng:
Với việc sử dụng giọng nói tự nhiên, chuyển đổi văn bản thành giọng nói có thể nâng cao chất lượng tương tác của tổng đài và hỗ trợ các ứng dụng giao tiếp.
Truyền thông & Giải trí:
Khi nói đến việc vận hành quá trình tạo âm thanh, công nghệ chuyển đổi văn bản thành giọng nói cũng có thể giúp giảm chi phí và tăng hiệu quả cho quá trình tiền sản xuất và phát triển sản phẩm.
4.Công nghệ Text To Speech và vai trò trong hệ thống tổng đài tự động (Auto call).
- Hiện nay bạn có thể dễ dàng bắt gặp các hình thái thực tiễn khác nhau của công nghệ này trong các hệ thống tổng đài tự động khi nhận được các cuộc gọi như sau:
- Đọc mã OTP (one time password) để xác minh đăng nhập, kích hoạt tài khoản, mã giao dịch ngân hàng …
- Ngân hàng ứng dụng công nghệ text to speech để thông báo về các biến động tài khoản ngân hàng.
- Cuộc gọi tự động auto call bằng giọng nói theo kịch bản câu hỏi soạn trước mà không cần phải thu âm trước để quảng cáo sản phẩm dịch vụ.
- Lời chào tổng đài khi bạn gọi đến một số tổng đài bất kỳ. Những lời chào này có thể được lựa chọn giọng nam hoặc nữ. Thu được giọng 3 vùng miền Việt Nam.
Với các doanh nghiệp, việc ứng dụng công nghệ text to speech vào việc xây dựng hệ thống tổng đài tự động auto call có thể sẽ là bước tiến lớn, giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống. Voip24 có thể giúp doanh nghiệp của bạn tư vấn giải pháp này.